211 Tube


Còn hàng

3,800,000đ

Danh mục: Bóng Đèn ( Tube )

Mã sản phẩm: 211 tube

Mô tả:

211 PSWAN bóng mới


Sản phẩm liên quan

CÂU CHUYỆN VỀ ĐÈN 211 – BÓNG ĐÈN CÓ ÂM THANH CỰC KỲ QUYẾN RŨ

Ampli đèn 211 khá được giới chơi Đèn trong nước yêu mến và rất nhiều DIYers đã clone các thiết kế nổi tiếng của các hãng ampli đèn thế giới như mẫu Ongaku 211SE cũng chính bởi sự quyến rũ chất âm bóng 211 và một phần vì giá bán ampli 211 của các hãng nước ngoài thường rất cao.

Vừa qua Điện Tử Miền Đông đã phát triển hai mẫu ampli 211 SE phiên bản Standard và GOLD với mong muốn mang đến cơ hội trải nghiệm chất âm 211 quyến rũ cho nhiều người yêu âm thanh đèn trong nước với mức giá rất hợp lý. Không chỉ phục vụ các audiophile quê nhà, các ampli 211SE Điện Tử Miền Đông cũng đã vượt trùng dương sang phục vụ audiophile VN

 

 

 

Tình cờ sưu tầm được một bài viết hay của báo Nghenhin về đèn 211 và ampli đèn 211,  Điện Tử Miền Đông xin chia sẻ để Anh Em cùng đọc và hiểu hơn về âm thanh 211.


(Sưu tầm)

Câu chuyện về những chiếc đèn khổng lồ !

Dòng đèn 3 cực vốn được chế tạo trong công nghiệp và quân sự, nhưng nhờ một sự tình cờ chúng đã trở thành những linh kiện ampli xuất sắc.

Trước nhu cầu lắp ráp các máy phát sóng cho quân sự, hãng Western Electric đã tập trung nghiên cứu để chế tạo ra một loại đèn có kích thước lớn các loại đèn 205D, 2A3, 300B…, công suất mạnh hơn. Năm 1921, 211A ra đời. Sau đó một vài năm, hãng Westinghouse và RCA cũng đi vào sản xuất đèn 211 và đồng loạt tung ra thị trường.

So với các loại đèn đã sản xuất trước đó, đèn 211 có nhiều điểm khác biệt. Trước hết, sợi đốt của đèn dùng vật liệu thori-tungsten, loại vật liệu chịu đựng được nhiệt độ rất cao, anode của đèn được làm từ graphit (trong khi các đèn phần lớn làm bằng kim loại), và cuối cùng, nếu xét về kích thước so với các loại đèn thông thường, 211 trông chẳng khác gì một chàng khổng lồ đứng nghênh ngang cạnh chú bé tí hon.

Thấy được sự ổn định và công suất thuyết phục của đèn 211 trong các ứng dụng công nghiệp, các kỹ sư của Western Electric bèn thử dùng đèn 211 vào ráp ampli trang âm cho các rạp hát. Và họ đã không thể ngờ, chất lượng âm thanh của 211 trong các ampli đó quá xuất sắc: trung âm trong trẻo, ngọt ngào, dày dặn và dải trầm thì ấm áp.

Chả mấy chốc, các hãng đua nhau làm đèn 211 để bán ra thị trường. Thập niên 30-40 của thế kỷ trước đã chứng kiến General Electric rồi United Electronic đưa ra các sản phẩm với mã hiệu 211 và cả VT – 4C. Âm thầm nghiên cứu suốt 4 năm, bắt đầu từ 1927 cho đến năm 1931, RCA tung ra thị trường một loại đèn tương tự 211 nhưng công suất còn lớn hơn, đèn UV845. Đèn 845 cũng mau chóng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, quân sự và cả trong một số ampli rạp hát.

Đèn 211 và 845 tuy có thể khai thác được công suất lớn nhưng nhược điểm cơ bản là hệ số khuếch đại nhỏ và điện áp anado rất cao (tới hàng ngàn Volt) nên việc ứng dụng trong các ampli phổ thông không phải dễ dàng.

Thế chiến II qua đi, hệ số khuếch đại cao trở thành xu hướng thống trị trong thế giới đèn. Vì thế, đèn 4 cực (tetrode) và đèn 5 cực (pentode) công suất đã đánh bật các loại đèn đốt trực tiếp như 2A3, 300B và tất nhiên là cả 211 và 845 ra khỏi hầu hết các ứng dụng audio. Ampli đèn thương mại thời kỳ những năm 60-80 của thế kỷ trước đều thiết kế theo lối đẩy kéo, sử dụng những đèn 4 hoặc 5 cực. Đèn 211 và 845 dần dần bị nhiều người quên lãng.

Đến cuối những năm 80, dân chơi hi-end thế giới đồn đại với nhau về một sản phẩm ampli có âm thanh mê hoặc lòng người – chiếc Ongaku do Hiroyasu Kondo (Nhật Bản) chế tạo. Chiếc ampli tích hợp này chạy một cặp đèn 211 cho 2 kênh với công suất ra khoảng 25 Watt. Sau khi nghe âm thanh của Ongaku, nhiều nhà sản xuất đã vô cùng kinh ngạc và có những cách nhìn khác về những chàng khổng lồ 211 và 845.

Nhiều hãng đã bắt tay chế tạo các model ampli có tầng công suất single-end chạy đèn 211 hoặc 845. Các thiết kế sử dụng loại đèn khổng lồ này quả có rất nhiều phiên bản. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ còn hai nhà sản xuất theo đuổi loại đèn “khổng lồ” này. Đó là nhà máy Sino ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và Richardson Electronics ở Illinois (Mỹ). Sino sản xuất khá nhiều đèn 211/VT – 4C và 845 theo mẫu của hãng GE và RCA. Cả hai đều dùng chất liệu graphit làm anode, còn đế đèn làm bằng nhôm.

Ngược lại, Richardson Electronics chế tạo đèn 845 với số lượng nhỏ và bán với giá rất “hoành tráng” dưới nhãn hiện Cetron. Như vậy, những chiếc bóng khổng lồ với công suất tiêu tán hàng trăm Watt hiện vẫn đang được tiêu thụ trong thế kỷ 21 và những chiếc ampli dùng đèn 211/845 vẫn có chỗ đứng vứng vàng trong thế giới của âm thanh hi-end.

(Theo Nghe Nhìn)

0903848741